Cẩn trọng loạt bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ lúc giao mùa nếu không muốn con nhập viện
Giao mùa, trẻ “hở tí là ốm” do nhiều dịch bệnh bùng phát và gia tăng mạnh, nhất là các bệnh viêm đường hô hấp, nhiều trẻ phải nhập viện vì bệnh trở nặng.
Ghi nhận tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian gần đây cho thấy, tình trạng trẻ nhập viện vì các bệnh lý hô hấp tăng mạnh. Bệnh viện có 155 giường bệnh cả tháng nay luôn chật kín, nhiều bé bị nhiễm virus hợp bào suy hô hấp nguy hiểm tới tính mạng.
Giao mùa, số trẻ nhập viện tăng đột biến do bị viêm phế quản, viêm phổi.
Dễ nhận thấy, thời điểm giao mùa là lúc trẻ trở nên dễ ốm hơn, điển hình như ho, cúm, viêm họng, viêm VA… nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi. Đây là 2 bệnh đường hô hấp dưới có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thường gặp ở trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi.
Hầu hết các bệnh nhi khi nhập viện là tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn và điều trị dài ngày chưa khỏi, một số trẻ bị suy hô hấp phải thở máy.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 10 triệu ca tử vong ở trẻ, trong đó, 20% là do viêm phổi gây ra.
Vì sao trẻ dễ ốm, phải nhập viện khi giao mùa?
Các bệnh viêm đường hô hấp có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, trong đó chủ yếu do virus. Giao mùa với sự thay đổi thất thường về thời tiết tạo điều kiện cho virus sinh sôi và phát triển trong môi trường mạnh hơn.
Thêm nữa, ở đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi đang ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện và chưa đủ mạnh để đối phó với các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.
Hệ hô hấp là “cửa ngõ” đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh trong môi trường nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến các bệnh đường hô hấp
Trong khi đó, hệ hô hấp chính là “cửa ngõ” đầu tiên mà cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh, dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Những yếu tố này khiến trẻ dễ bị ốm, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp vào thời điểm giao mùa “nhạy cảm” như hiện nay.
Vậy làm thế nào để trẻ khoẻ mạnh, ít bị ốm vặt và giảm tối đa tần suất nhập viện trong năm?
Biện pháp “cấp thiết” cha mẹ cần làm ngay để bảo vệ con khỏe mạnh khi giao mùa
Hầu hết các bệnh do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng. Bởi vậy, theo các chuyên gia, để “đánh bại” các tác nhân gây bệnh gia tăng mạnh khi giao mùa, đề kháng khỏe chính là “chìa khóa” quan trọng nhất.
Một khi “đội quân” tế bào miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả sẽ giúp cơ thể trẻ tự chiến đấu và chiến thắng trước mầm bệnh và các tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể.
Để xây dựng đề kháng khỏe mạnh cho trẻ, ngoài chế độ dinh dưỡng đa dạng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, một điều mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm là tăng cường các dưỡng chất thiết yếu của hệ miễn dịch. Điển hình là các hoạt chất tăng đề kháng phổ biến như Vitamin C, D, Kẽm, Beta-glucan… Trong đó, Beta-glucan là hoạt chất đặc hiệu kích thích trực tiếp đến miễn dịch bẩm sinh của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, Beta-glucan giúp tăng cường gấp đôi số lượng tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể sau 72 giờ sử dụng, giúp “đội quân” miễn dịch trở nên mạnh mẽ, từ đó, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh hô hấp như ho, cúm, viêm họng,… và giảm tình trạng tăng nặng của bệnh nếu chẳng may mắc phải, trẻ cũng nhanh chóng phục hồi sau ốm hơn.
Beta-glucan giúp kích thích “đội quân” tế bào miễn dịch trưởng thành và mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh
Tuy nhiên, Beta-glucan lại không phổ biến trong khẩu phần ăn của người Việt mà chỉ có trong một số sản phẩm tăng đề kháng chuyên biệt.
Hiện nay, Gadopax Forte là sản phẩm tăng đề kháng được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu có chứa hàm lượng cao Beta-glucan tinh khiết, chất lượng cao. Sản phẩm còn kết hợp các vi chất then chốt của hệ miễn dịch như Vitamin C, D và Kẽm để tạo nên tác dụng hiệp đồng tối ưu trên hệ miễn dịch.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược phẩm nghiêm ngặt của thị trường Châu Âu và hiệu quả rõ nét chỉ sau thời gian ngắn bổ sung. Nhiều phụ huynh phản hồi bé khoẻ mạnh, ít ốm vặt hơn hẳn và phục hồi nhanh hơn, phát triển tốt hơn sau mỗi liệu trình sử dụng.
Một số lưu ý bố mẹ cần quan tâm để chăm sóc trẻ đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cần tránh tiếp xúc với trẻ nếu bản thân đang bị bệnh, rửa tay sạch khi chăm trẻ, đeo khẩu trang nếu đang bị ho cúm.
Giữ ấm phù hợp cho trẻ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài để hạn chế nhiễm vi khuẩn, virus trong không khí.
Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi có triệu chứng bệnh bởi kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với bệnh do virus gây ra.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế bụi, khói thuốc lá.
Nếu trẻ có triệu chứng như thở khò khè, thở nhanh, khó thở hoặc thở co lõm lồng ngực…, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì bệnh diễn biến nhanh, dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Comments