Bác sĩ Anh Nguyễn mách mẹ những lưu ý quan trọng để đề kháng của con khỏe mạnh, ít ốm vặt
So với người lớn, mặc dù hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, nhưng một số tế bào miễn dịch ở trẻ nhỏ có chức năng khá đặc biệt giúp cơ thể trẻ cơ động hơn khi đáp ứng với tác nhân gây bệnh. VD một số tế bào B ở trẻ nhỏ người ta thấy có khả năng linh động trong việc ghi nhớ và tạo kháng thể tự nhiên chống lại những kháng nguyên lạ hơn so với người lớn.
Điều này dường như đang tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trẻ học tập để thích nghi. Nó càng khiến chúng ta khẳng định việc quan tâm rèn luyện và chăm sóc hệ miễn dịch của trẻ ngay từ độ tuổi nhỏ là quan trọng và cần thiết.
NHỮNG LƯU Ý VỚI HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ
1. Sữa mẹ không đơn thuần chỉ là một dung dịch giàu dinh dưỡng mà còn chứa một lượng lớn các yếu tố miễn dịch
Đây là dòng sữa duy nhất, quý giá mà mẹ có thể dành tặng cho bé khi chào đời, khuyến khích cho các bé bú mẹ ngay khi mới sinh và kéo dài ít nhất đến 6 tháng tuổi, hoặc 1 tuổi hoặc 2 tuổi hoặc xa hơn. Nếu bé đã bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần phải dặm thêm sữa ngoài, trừ khi có yêu cầu đặc biệt của chuyên gia sức khỏe.
2. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng của sức đề kháng
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ ăn uống kém lành mạnh thường ốm vặt hơn các bé ăn uống đa dạng. Bởi vì tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cần một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, D và kẽm. Do đó, để đảm bảo đủ, cha mẹ nên lựa chọn 2-3 loại rau củ và quả trong thực đơn hằng ngày cho trẻ. Thêm vào đó, hiện nay Beta-Glucan được các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đặc biệt, vì không chỉ có tính chất “báo động” để giúp đại thực bào phát hiện và tiêu diệt tác nhân xâm nhập thông qua miễn dịch bẩm sinh, mà còn có vai trò hổ trợ hoạt động của bạch cầu trong việc giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Trong thử nghiệm lâm sàng về vai trò của Beta-glucan, nó cho thấy hiệu quả trong việc giảm các bệnh đường hô hấp và rút ngắn số ngày mắc bệnh ở các trẻ 3-4 tuổi, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu TS. Li, BV Nhi Thượng Hải.
Nghiên cứu của TS Vaclav Vetvicka, Đại học Louisville, Hoa Kỳ chỉ ra việc sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch tự nhiên Beta-glucan bằng đường uống trong thời gian ngắn đã kích thích khả năng miễn dịch niêm mạc của trẻ có vấn đề về hô hấp mãn tính bằng quá trình tăng sản xuất lysozyme và CRP ở trẻ.
Beta-Glucan có nhiều trong 1 số loại thực phẩm như nấm, yến mạch, lúa mì và nấm men. Nhưng không phải loại Beta-Glucan nào cũng có tác động hiệu quả đến hệ miễn dịch mà phụ thuộc vào cấu trúc hóa hóa và nguồn gốc. Chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men được xem là có vai trò trong hỗ trợ miễn dịch tốt hơn cả. Beta (1.3/1.6)-D-glucan còn làm gia tăng các tế bào miễn dịch thích nghi, tăng sản xuất kháng thể miễn dịch.
Cấu trúc đặc biệt của Beta-Glucan này hiện đã có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao. Dòng sản phẩm này đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh vì còn kết hợp bổ sung thêm vitamin C, D, kẽm – những vitamin khoáng này cũng được xem là có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
3. Trẻ cần được trao cơ hội để vận động vui chơi ngoài trời
Đây là l vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt với các bé sống ở thành thị. Nuôi trẻ quá kỹ hay quá bao bọc đều không phải là phương án tốt nhất để bảo vệ trẻ bởi vì trẻ sẽ không mãi sống trong lớp vỏ bọc bảo vệ này, trẻ cần được va chạm, được rèn luyện để mạnh mẽ hơn. Đó là lí do tại sao ở nhiều nước phát triển công viên là phần quan trọng của khu vực sống. Rất dễ bắt gặp những sân chơi cho trẻ vui chơi và vận động. Chính các hoạt động này là cách huấn luyện các tế bào miễn dịch mạnh mẽ và trưởng thành hơn mỗi ngày. Và cũng là giải pháp tốt nhằm giảm thời gian trên màn hình điện tử của trẻ
4. Tránh khói thuốc lá
Hạn chế hút thuốc lá trong nhà hoặc đến khu vực có khói thuốc lá, đặc biệt khi có trẻ con và phụ nữ mang thai. Tại sao? Vì khói thuốc có thể làm suy yếu và ảnh hưởng chức năng của đa dạng các loại tế bào miễn dịch bao gồm trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đặc hiệu. Một số loại tế bào miễn dịch quan trọng bị ảnh hưởng được quan sát thấy là tế bào B, tế bào Th, đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên…
5. Những em bé hạnh phúc là những em bé khỏe mạnh
Gần đây, TS. Jakob, ĐH Berlin, Đức từng nhấn mạnh có sự liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động thần kinh và đáp ứng miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật. Nếu thân thể được xem là nước, thì tinh thần là lực liên kết. Nếu không có lực liên kết này thì nước cũng không thể kết nối để đi xa và cao được.
Trong sinh hoạt gia đình, trẻ con rất cần sự quan tâm của cha mẹ trong các hoạt động vui chơi, chứ không chỉ mỗi học tập. Thường xuyên dành thời gian để trò chuyện và vui chơi cùng trẻ sẽ giúp tinh thần của trẻ được nuôi dưỡng tốt. Nếu công việc bạn quá bận rộn thì ít nhất bạn cũng dành 2 ngày cuối tuần hoặc 20 phút mỗi ngày để chơi 1 trò chơi cùng trẻ.
Trò chơi có thể khơi sự sáng tạo như: vẽ tranh, xếp khối gỗ, lego; có thể khơi sự tò mò như cùng gấp hạt, xếp thuyền hay trồng cây đậu đỏ; có thể khơi sự suy nghĩ như: đố vui, đố chữ hay đố con số; cũng có thể là thời gian để nói chuyện hay đóng vai 1 nhân vật trong câu chuyện mà trẻ đã được đọc.
Điều này thực sự rất có ích cho các hoạt động kết nối các tế bào thần kinh, bên cạnh việc đem lại cảm giác vui thích cho trẻ. Khi tinh thần của trẻ tốt, cơ thể sẽ tự khỏe mạnh và chống bệnh tật. Đã đến lúc bạn cần bỏ xuống vài thứ như điện thoại, ipad… để suy nghĩ về cách “đầu tư sức khỏe và tinh thần” cho con của bạn. Bởi vì chăm con không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui và hạnh phúc.
Notes :
McCarthy (2018) 6 reasons children need to play outside. Harvard Health PublishingJakob, M. O., et al. (2020). Neuro-Immune Circuits Regulate Immune Responses in Tissues and Organ Homeostasis. Frontiers in immunology, 11, 308. Carsetti R, et al. (2020) The immune system of children: the key to understanding SARS-CoV-2 susceptibility?. Lancet Child Adolesc Health; 4(6), 414-416. Li F, Jin X, Liu B, Zhuang W, Scalabrin D. Follow-up formula consumption in 3- to 4-year-olds and respiratory infections: an RCT. Pediatrics. 2014;133(6):e1533-e1540.
Stier et al.: Immune-modulatory effects of dietary Yeast Beta-1,3/1,6-D-glucan. Nutrition Journal 2014 13:38.
Vetvicka V, Richter J, Svozil V, Rajnohová Dobiášová L, Král V. Placebo-driven clinical trials of yeast-derived β-(1-3) glucan in children with chronic respiratory problems. Ann Transl Med. 2013;1(3):26
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Comments