Những yếu tố ảnh hưởng tới sức đề kháng
Sức đề kháng hay còn gọi là hệ thống miễn dịch của bạn làm một công việc đáng chú ý là bảo vệ bạn chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhưng đôi khi nó thất bại: Một mầm bệnh xâm nhập thành công và làm cho bạn bị bệnh. Liệu có thể can thiệp vào quá trình này và tăng cường đề kháng của bạn? Điều gì nếu bạn cải thiện chế độ ăn uống của bạn? Uống vitamin hay chế phẩm thảo dược nào? Thực hiện thay đổi lối sống khác với hy vọng tạo ra một phản ứng miễn dịch gần như hoàn hảo?
Bạn có thể làm gì để tăng cường sức đề kháng?
Các chiến lược sống lành mạnh nói chung là một cách tốt để bắt đầu cung cấp những ưu thế cho hệ thống miễn dịch của bạn. Mọi bộ phận của cơ thể bạn, bao gồm cả hệ thống miễn dịch, hoạt động tốt hơn khi được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công môi trường và được hỗ trợ bởi các chiến lược sống lành mạnh như:
Không hút thuốc
Bổ sung vào chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả.
Tập thể dục thường xuyên.
Duy trì cân nặng tiêu chuẩn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia rượu, café.
Ngủ đủ giấc.
Giữ gìn vệ sinh, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và nấu thịt kỹ.
Cố gắng giảm thiểu căng thẳng
Sức đề kháng và tuổi tác
Khi chúng ta già đi, khả năng đáp ứng miễn dịch của chúng ta sẽ giảm đi, điều này góp phần gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng và ung thư hơn. Khi tuổi thọ ở các nước phát triển tăng lên, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tuổi cũng vậy.
Dường như có một mối liên hệ giữa dinh dưỡng và đề kháng ở người cao tuổi. Một dạng suy dinh dưỡng phổ biến đáng ngạc nhiên ngay cả ở các nước giàu có được gọi là “suy dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng”. Tức là bị thiếu một số vitamin thiết yếu và khoáng chất vi lượng bổ sung bằng chế độ ăn uống, có thể phổ biến ở người cao tuổi. Người già có xu hướng ăn ít hơn và thường có ít sự đa dạng trong chế độ ăn uống, hơn nữa khả năng hấp thu của họ cũng giảm đi từ các cơ quan chức năng trong cơ thể
Chế độ ăn uống
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra rằng những người sống trong nghèo đói và suy dinh dưỡng dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Có một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác nhau – ví dụ, sự thiếu hụt kẽm, selen, sắt, đồng, axit folic và vitamin A, B6, C và E – làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật. Nếu nghi ngờ chế độ ăn uống của bạn không cung cấp cho bạn tất cả các nhu cầu vi chất dinh dưỡng, ví dụ có thể bạn không thích rau quả, có thể bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Căng thẳng và chức năng miễn dịch
Y học hiện đại đã đánh giá cao mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa tâm trí và cơ thể. Tuy nhiên, căng thẳng là điều khó xác định và thật khó để thực hiện cái mà các nhà khoa học gọi là “thí nghiệm có kiểm soát” ở con người. Nghiên cứu cho thấy stress có thể ảnh hưởng đến phản ứng của ‘hóa chất phòng vệ’, hoặc các chất chống lại vi khuẩn, virus, làm gia tăng các phản ứng viêm và dị ứng như hội chứng ruột kích thích, hen suyễn và rối loạn tự miễn dịch như lupus. Người liên tục bị căng thẳng hay trầm cảm có xu hướng dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm hơn.
Opmerkingen