Phòng tránh ngay các bệnh trẻ hay gặp khi giao mùa
- Gadopax
- 25 thg 8, 2020
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 27 thg 10, 2023
Giao mùa là thời kỳ gia tăng và phát triển vi khuẩn, virus nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Dưới đây là 5 bệnh lý điển hình thường gặp nhất ở trẻ thời kỳ này và các biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa hiệu quả nhất.
Thay đổi thời tiết, nhiệt độ nóng ẩm thất thường là điều kiện rất tốt cho các loại vi khuẩn, virus gia tăng. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng bị các tác nhân này tấn công nhiều nhất. Chủ yếu thường gặp là các bệnh lý đường hô hấp và tiêu hóa – 2 “con đường đón đầu miễn dịch”, phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài.
Những bệnh lý này đều phổ biến và có thể điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc đúng cách cho trẻ sẽ làm bệnh tiến triển nặng, có thể đe dọa tính mạng.
Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa
Các bệnh viêm đường hô hấp
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, virus và vi khuẩn phát triển với tốc độ lây lan rất nhanh, dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh của trẻ. Đặc biệt trên đường hô hấp là cơ quan xây dựng miễn dịch và cũng là nơi tiếp xúc nhiều nhất với tác nhân bên ngoài vào.Từ đó khiến tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm phế quản, viêm phổi.

Trẻ ban đầu có những dấu hiệu nhẹ như ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, sau có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ theo từng mức độ nhiễm khuẩn.
Thông thường bệnh viêm đường hô hấp điều trị có thể khỏi sau khoảng 10 ngày, nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời, đề kháng quá yếu có thể gây biến chứng suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cấp do virus rota là bệnh thường gặp nhất vào giai đoạn chuyển mùa hè – thu. Thông thường trẻ sẽ bị nôn, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, đe dọa tính mạng.
Viêm tai
Viêm tai là bệnh nhiễm trùng ở tai điển hình thường xuyên mắc phải ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa có thể gây chảy mủ, đau tai, khiến trẻ trằn trọc, quấy khóc, nôn ói. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị, vì có thể gây các di chứng do tai biến nặng nề của độc tính trong thuốc như điếc không hồi phục.
Sốt xuất huyết

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra, có thể xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa ẩm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu.
Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là loại bệnh phổ biến khi thời tiết biến đổi phức tạp nắng mưa thất thường, do siêu vi trùng đường ruột gây ra và có thể lây lan qua cả đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi với triệu chứng đầu tiên là sốt, đau họng, tiêu chảy. Sau đó xuất hiện phát ban với dạng mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, loét miệng.
Tác nhân chính gây ra các bệnh trên đều do virus, vi khuẩn nhưng sức đề kháng mới là yếu tố quyết định trẻ có nhiễm bệnh hay không. Vậy nên tăng đề kháng là biện pháp cấp thiết và hiệu quả nhất để giúp trẻ phòng ngừa, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh vào thời điểm giao mùa hiện nay.
Đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh khi thấy con bị ốm vì kháng sinh chỉ có hiệu quả điều trị đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Nhưng đa phần các bệnh hiện nay đều do virus gây ra, vì vậy kháng sinh không đem lại nhiều hiệu quả, thậm chí có thể phá hủy các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ảnh hưởng đến sức đề kháng chung của trẻ.
Các cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả nhất mẹ phải nắm chắc trong tay
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là “nền tảng” miễn dịch đầu đời cho bé. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa kháng thể tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng, tăng cường trí não của bé.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung đầy đủ cho trẻ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên thường xuyên thay đổi các món ăn dinh dưỡng và chế biển để bé có khẩu vị tốt, ăn uống ngon miệng hơn. Đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho đề kháng của trẻ.
Đảm bảo thời gian ngủ đủ
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đến sức khỏe và cơ thể của trẻ, vì vầy, cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Với trẻ sơ sinh cần đến 16 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần 11-14 giờ và trẻ mẫu giáo cần 10-13 giờ ngủ. Thiếu ngủ ở trẻ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và kém hoạt động, hơn nữa còn khiến miễn dịch trẻ yếu đi và dễ ốm hơn.
Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục làm tăng số lượng tế bào miễn dịch tự nhiên, bảo vệ miễn dịch cơ thể. Cha mẹ hãy làm gương cho bé để có thói quen tập thể dục suốt đời. Các hoạt động gia đình vui chơi các ngoài trời vừa là biện pháp tâm lý, vừa cải thiện khả năng tiếp xúc môi trường của bé giúp nâng cao và hoàn thiện hệ miễn dịch.
Bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch đặc hiệu
Cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để tăng đề kháng cho trẻ là bổ sung hoạt chất đặc hiệu tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch như Beta Glucan giúp kích hoạt khả năng và chất lượng của các tế bào, hệ thống miễn dịch làm việc tối ưu, tăng đề kháng.
Hiện nay các mẹ đang rất ưa chuộng sản phẩm Gadopax Forte – tăng sức đề kháng vượt trội từ Châu Âu được các bác sĩ khuyên dùng và được kê đơn tại nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Gadopax Forte hiện đang là sản phẩm DUY NHẤT trên thị trường chứa hàm lượng Beta Glucan cao nhất kết hợp với Kẽm, Vitamin C và Vitamin D.
Theo phản hồi đánh giá, các bé được bổ sung liệu trình với Gadopax Forte cho thấy đề kháng cải thiện rõ rệt sức khỏe hô hấp, giảm tới 85% tình trạng ốm vặt, viêm đường hô hấp tái phát. Sau khi cơ thể có đề kháng khỏe mạnh, con ăn uống tốt hơn, hoạt động và vui chơi vui vẻ, các mẹ đều rất hài lòng với sản phẩm.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Comments