Bác sĩ Anh Nguyễn: Tăng sức đề kháng – Chìa khóa để trẻ luôn khỏe mạnh
“Tất cả chúng ta đến thế giới này đều với một hệ thống miễn dịch thiếu kinh nghiệm” – Charles Shubin, PGS. BS Nhi khoa tại Đại học Maryland, Mỹ nói. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của mọi trẻ vừa chào đời là một hệ thống chưa hoàn thiện và chúng cần thời gian để “trưởng thành” hơn.
Hiểu đúng về hệ miễn dịch của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe miễn dịch sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc khoa học để con khỏe mạnh.
HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Hệ miễn dịch luôn làm những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng bên trong cơ thể chúng ta. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, các tế bào miễn dịch sẽ “nuốt trọn” các tác nhân gây bệnh, tiêu diệt chúng và nắm quyền kiểm soát. Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là phản ứng nhanh chóng và kịp thời, huy động đội quân chống trả, vây bắt và tiêu diệt các virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh.
Trẻ sơ sinh nhận được kháng thể từ mẹ qua nhau thai ở 3 tháng cuối thai kỳ. Điều này giúp trẻ được bảo vệ khi vừa chào đời. Loại và số lượng kháng thể của bé phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của chính người mẹ.
Với những trẻ sinh thường, đường sinh tự nhiên qua đường âm đạo của người mẹ có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Hệ vi sinh đường ruột này đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với trẻ sinh mổ, hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn do không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này.
Đặc biệt, các em bé sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn vì hệ thống miễn dịch không nhận được nhiều kháng thể truyền từ mẹ trong những tháng cuối thai kỳ.
Nhiều kháng thể cũng được truyền cho trẻ qua sữa non và sữa mẹ sau đó. “Nuôi con bằng sữa mẹ giúp phát triển chức năng miễn dịch sớm của trẻ”, TS. M’Rabet, ĐH Utrech, Hà Lan cho biết.
Sữa mẹ chứa nhiều yếu tố hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ như protein, chất béo, đường, kháng thể và men vi sinh. Khi người mẹ tiếp xúc với vi trùng, cơ thể sẽ phát triển các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và chúng được truyền cho bé thông qua sữa mẹ.
Tuy nhiên, miễn dịch mà trẻ nhận được từ mẹ, còn gọi là “miễn dịch thụ động” sẽ yếu dần sau vài tuần hoặc vài tháng sau sinh. Theo TS. Niers, BV Nhi Wilhelmina, trước 6 tuổi, đặc biệt trong khoảng 2-4 tuổi, chức năng miễn dịch của trẻ vẫn còn đang hoàn thiện dần. Do đó, trẻ trong giai đoạn này dễ bị ốm, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.
Tiêm phòng cũng là cách hiệu quả để tạo ra các phản ứng miễn dịch “dự bị” để hệ thống miễn dịch tập dượt và hoạt động hiệu quả khi tiếp xúc với căn bệnh thực sự trong tương lai. Dần dần, cơ thể trẻ sẽ tự sản xuất kháng thể mỗi khi tiếp xúc với virus hoặc vi trùng, nhưng cần có thời gian để khả năng miễn dịch này phát triển đầy đủ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ?
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho con bú bằng sữa mẹ và tiêm phòng đầy đủ là cần thiết. Bên cạnh đó, có những thói quen lành mạnh mà bạn có thể áp dụng để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh yếu tố dinh dưỡng và một số vấn đề liên quan mà cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một cách dễ dàng để trẻ khỏe mạnh hơn.
Theo TS. Beck, ĐH Bắc Carolina, Mỹ, những gì bạn ăn có tác động rõ ràng đến khả năng miễn dịch của bạn.
Hệ miễn dịch cần đủ năng lượng để tạo ra các tế bào miễn dịch và “chìa khóa” quan trọng đầu tiên đó là trẻ cần được ăn đủ chất, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, đa dạng nguồn chất đạm và rau củ, trái cây tươi để trẻ nhận đầy đủ lượng chất xơ và vitamin cần thiết.
Cha mẹ dường như đã quen với việc bổ sung vitamin C từ các loại quả như cam, quýt, bưởi, rau xanh để tăng đề kháng nhưng thực ra trẻ cần nhiều hơn thế. Vitamin D, vitamin A hay kẽm đều là những vitamin, khoáng chất quan trọng với hệ miễn dịch.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ tan Beta-Glucan được xem như “cái loa báo tử” của nhiều tế bào miễn dịch. Theo TS. Geller, ĐH Y Louisville, Mỹ, Beta-glucan có khả năng bám vào Dectin-1, một cái chốt nằm trên đại thực bào, để loan báo hoạt động thực bào và tiêu diệt tác nhân gây hại xâm nhập thông qua miễn dịch bẩm sinh.
TS. Goodridge, ĐH California cho biết thêm, Beta-glucan từ nấm men được quan sát có đáp ứng miễn dịch hữu hiệu qua dectin-1, trong hoạt động miễn dịch chống tác nhân gây bệnh. Một thử nghiệm lâm sàng của nhóm TS. Li, BV Nhi Thượng Hải cho thấy Beta-glucan giúp giảm các bệnh đường hô hấp và rút ngắn ngày mắc bệnh ở trẻ 3-4 tuổi.
Beta-Glucan có trong một số thực phẩm như nấm, yến mạch, lúa mì và nấm men nhưng chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men được xem là có tác dùng điều hòa miễn dịch và tăng cường sức khỏe miễn dịch tốt hơn cả.
Beta (1.3/1.6)-D-glucan còn làm gia tăng các tế bào miễn dịch thích nghi, tăng sản xuất kháng thể miễn dịch.
Dạng đặc biệt của Beta-Glucan này hiện đã có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng khá cao. Dòng sản phẩm này đang là lựa chọn của khá nhiều phụ huynh vì còn bổ sung cả vitamin C, D, kẽm, những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, để hệ miễn dịch khỏe mạnh, trẻ cần được ngủ đủ giấc bởi việc thiếu ngủ có thể làm hạn chế khả năng sản xuất các cytokine – một loại protein giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm.
Trẻ sơ sinh cần ngủ 16 giờ/ngày, dưới 3 tuổi trẻ cần ngủ 11-14 giờ/ngày, từ 3-5 tuổi cần 10-13 giờ/ngày, từ 6-13 tuổi nên nhận được 9-11 giờ/ngày, thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần 8-10 giờ/ngày.
Tích cực rửa tay cũng là biện pháp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Cha mẹ hãy dạy trẻ dành thời gian rửa tay sau khi hắt hơi, ho, đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn… dưới vòi nước bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Vận động thể thao, sinh hoạt điều độ cũng giúp cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn. Nghỉ dịch ở nhà, cha mẹ nên tạo cho con thói quen vận động, tránh ngồi 1 chỗ và dành quá nhiều thời gian cho thiết bị điện tử.
Notes: M’Rabet, L. et al. (2008) Breast-Feeding and Its Role in Early Development of the Immune System in Infants: Consequences for Health Later in Life, The Journal of Nutrition, 138, 9, 1782S–1790S.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Comments