Trẻ đi viện vì đủ thứ bệnh, cha mẹ nên làm gì để con bớt bệnh?
top of page
Sơ sinh
  • Ảnh của tác giảGadopax

Trẻ đi viện như… “cơm bữa” vì đủ thứ bệnh, cha mẹ cần làm gì để con bớt bệnh?

Thời gian gần đây, số trẻ đến viện khám và điều trị rất đông, trong đó, nhiều người từ các tỉnh đưa trẻ đến từ sớm để xếp hàng chờ khám. Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, mỗi ngày có khoảng 4000 bệnh nhi đến viện. Còn Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận 70-100 bệnh nhi/ngày. Trong đó, nhiều ca nhập viện do bệnh chuyển nặng, biến chứng tại phổi.

Số trẻ nhập viện gia tăng do “thủ phạm quen mặt”

Thời gian này, nhiều loại dịch đang cùng nhau “hoành hành” như cúm mùa, Adeno, sốt xuất huyết, RSV, tiêu chảy, thủy đậu… Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến hầu hết trẻ phải nhập viện lại là do mắc căn bệnh vô cùng quen thuộc – các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Cụ thể, phải kể đến các bệnh như cúm, RSV, metapneumovirus (virus gây viêm phổi), tay chân miệng, nhiễm phế cầu… Riêng số ca mắc RSV tăng gấp 3 lần so với tháng trước, ước tính cứ khoảng 3 trẻ mắc RSV thì có một trẻ phải nhập viện điều trị do các biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, viêm tai giữa.

trẻ nhập viện

Nguyên nhân chính khiến hầu hết trẻ phải nhập viện là do các bệnh lý hô hấp


Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi rất dễ ốm bệnh do đề kháng còn yếu, chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, thời tiết giao mùa, lúc nồm ẩm, lúc hanh khô, cộng thêm việc các con đi học nên dễ lây bệnh từ các bạn. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn khiến đường thở của trẻ khó thích nghi, nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh.

Chưa kể, trẻ vừa trải qua dịch cúm A, cúm B, niêm mạc đường hô hấp của trẻ bị tổn thương, chưa phục hồi, đã lại bị tấn công tiếp. Mặt khác, chất lượng không khí thường xuyên ở mức có hại sức khỏe cũng khiến hệ hô hấp của con khó phục hồi khi bị nhiễm trùng, khiến bệnh kéo dài dai dẳng, tăng nguy cơ biến chứng.

Rõ ràng, các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ rất phổ biến, thế nhưng, bệnh tiến triển khá nhanh. Đến khi trẻ nhập viện, đa số bé đã ở tình trạng nặng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của con và đưa con vào viện sớm, tránh biến chứng nặng.

Con sốt

Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi triệu chứng bệnh của con và đưa con vào viện khi thấy dấu hiệu bất thường


Dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa đi viện

Thông thường, khi mắc các bệnh đường hô hấp, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, ho, sổ mũi… Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nhanh, khiến trẻ bị sốt cao, khó thở, suy hô hấp chỉ sau vài ngày, thậm chí là nửa ngày sau khi mắc bệnh. Nguy hiểm hơn, ở những trẻ có bệnh lý nền như hen suyễn, tim mạch, sinh non, hoặc đề kháng yếu, có tiền sử nhiễm Covid-19, bệnh sẽ diễn tiến nhanh hơn, dễ biến chứng nặng hơn.

Do đó, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi và quan sát kĩ tình trạng của trẻ. Sau 2-3 ngày, nếu bệnh của con vẫn không thuyên giảm, hoặc có dấu hiệu trở nặng, hay bất cứ khi nào thấy con “khang khác”, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay.

Trẻ bị sổ mũi

Cha mẹ nên đưa con đến viện kịp thời nếu thấy tình trạng không thuyên giảm


Đặc biệt, cha mẹ cần cho trẻ đi viện ngay khi con có những biểu hiện bất thường như:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt bất kỳ

– Trẻ sốt cao trên 38,5 độ, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt, co giật

– Bỏ bú, ăn kém

– Li bì, mệt nhiều

– Khó thở, thở nhanh rút lõm lồng ngực

– Tiêu chảy quá nhiều

– Viêm kết mạc

– Tím tái…

Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả cho trẻ, giúp con nhanh khỏi bệnh?

Trong trường hợp trẻ bị bệnh, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho con bởi phần lớn các bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp, đều do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng. Thay vào đó, cần chăm sóc trẻ theo triệu chứng bệnh, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc ho thảo dược, rửa mũi họng… một cách phù hợp.

Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cho con ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ

Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cho con ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ


Để giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây; tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ uống lạnh; tránh vận động ngoài trời lạnh hoặc chất lượng không khí kém. Đồng thời, cần tăng đề kháng cho trẻ để con có thể lướt bệnh nhanh, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng.

Thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ bằng cách tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, tránh tiếp xúc nơi đông người hoặc với người bị bệnh….

Đặc biệt, tăng đề kháng cho trẻ chính là « chìa khóa » giúp phòng ngừa các mầm bệnh hiệu quả. Khi “đội quân” tế bào miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả sẽ giúp cơ thể trẻ tự chiến đấu và chiến thắng trước mầm bệnh và các tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể. Việc tăng đề kháng cần được thực hiện từ sớm và duy trì liên tục thì hệ miễn dịch của con mới vững vàng và đủ mạnh để chống lại bệnh tật trong những giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Gadopax - Tăng đề kháng vượt trội từ châu Âu

Gadopax – Tăng đề kháng vượt trội từ châu Âu


Để kích thích hệ miễn dịch hoạt động tối ưu, các chuyên gia y tế khuyến khích bổ sung các hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu như Beta-glucan cho trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định hiệu quả giúp phòng bệnh do cả virus và vi khuẩn cũng như tăng cường sức đề kháng tổng thể, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Tuy nhiên, Beta-glucan không phổ biến trong thực đơn của người Việt mà chỉ có trong một số sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng. Hiện nay, Gadopax Forte là sản phẩm “hiếm” chứa hàm lượng cao Beta-glucan tinh khiết, được kết hợp với Vitamin C, Vitamin D và Kẽm giúp hiệp đồng tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả tối ưu. Gadopax Forte được rất nhiều ba mẹ Việt tin tưởng sử dụng.

41 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Cảm ơn bạn đã gửi

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG

Liên hệ ngay hotline 1800 2828 32 hoặc để lại thông tin tại đây để được dược sĩ Gadopax liên hệ và tư vấn trực tiếp

MIỄN PHÍ
VẬN CHUYỂN

MUA CÀNG NHIỀU

QUÀ TẶNG CÀNG LỚN

279.000 VNĐ/ HỘP

Gadopax forte
bottom of page