top of page
gadopax forte
Sơ sinh

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ – Bệnh phổ biến nhưng không thể xem thường

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc giai đoạn giao mùa. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh và những nguy cơ cha mẹ cần cảnh giác!


Viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ.

1. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận như mũi, họng, thanh quản. Một số bệnh phổ biến thuộc nhóm này bao gồm:

  • Cảm lạnh

  • Viêm họng

  • Viêm amidan

  • Viêm thanh quản

Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng nặng.

2. Nguyên nhân gây viêm đường hô hốp trên

2.1. Do virus

Hơn 80% trường hợp viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là do virus như Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm, virus RSV… Các loại virus này lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp, giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus.

2.2. Do vi khuẩn


Viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Virus, vi khuẩn là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên.

Vi khuẩn như liên cầu khuẩn nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae có thể gây viêm họng mủ, viêm amidan, viêm tai giữa và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh, gây nhiễm trùng nặng hơn.

2.3. Do thay đổi thời tiết

Giao mùa, thời tiết lạnh làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Không khí khô hanh vào mùa đông cũng khiến niêm mạc mũi họng dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập.

2.4. Do sức đề kháng yếu

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ sinh non, thiếu cân, hoặc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Khi sức đề kháng kém, cơ thể trẻ không đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

2.5. Do môi trường ô nhiễm


Viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Ô nhiễm môi trường được xem là 1 trong những tác nhân khiến trẻ dễ ốm bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp trên.

Khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có khả năng mắc viêm đường hô hấp trên cao hơn so với những trẻ sống trong môi trường trong lành.

3. Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Trẻ có thể chảy nước mũi trong hoặc đặc, gây khó chịu khi thở.

  • Ho: Ban đầu, trẻ thường ho khan, sau đó có thể chuyển thành ho có đờm.

  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, tùy vào tác nhân gây bệnh.

  • Đau họng, khàn tiếng: Nếu viêm họng hoặc viêm thanh quản, trẻ có thể bị đau họng, khó nuốt và giọng nói khàn.

  • Mệt mỏi, biếng ăn: Khi bị viêm đường hô hấp trên, trẻ thường mệt mỏi, ăn ít hơn bình thường.

  • Hơi thở khò khè: Nếu viêm lan rộng xuống đường thở, trẻ có thể thở khò khè hoặc khó thở.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Sốt là 1 trong những biểu hiện khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

4. Biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác

4.1. Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa là một biến chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi. Khi virus hoặc vi khuẩn từ mũi họng lan lên tai giữa qua vòi nhĩ, dịch viêm sẽ ứ đọng gây nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ quấy khóc, kéo tai, lắc đầu liên tục.

  • Đau tai, có thể kèm theo chảy mủ tai.

  • Sốt cao, biếng ăn, khó ngủ.

  • Nghe kém tạm thời do dịch viêm tích tụ trong tai.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, mất thính lực, hoặc lan rộng thành viêm tai xương chũm rất nguy hiểm.

4.2. Viêm phế quản - viêm phổi

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Viêm phổi là 1 trong những biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Khi vi khuẩn hoặc virus từ đường hô hấp trên lan xuống khí quản và phổi, trẻ có thể bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện, đặc biệt vào mùa lạnh.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ho dai dẳng, ho có đờm.

  • Sốt cao kéo dài, mệt mỏi.

  • Thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực, tím tái môi (dấu hiệu suy hô hấp).

  • Khò khè, thở khò khè kéo dài.

Viêm phổi có thể gây suy hô hấp nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

4.3. Viêm thanh quản cấp (viêm thanh khí phế quản)

Đây là biến chứng nguy hiểm do virus làm sưng tấy thanh quản, khí quản, gây tắc nghẽn đường thở.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ho.

  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng.

  • Khó thở, đặc biệt là khi hít vào.

  • Trẻ tím tái, vật vã, có nguy cơ suy hô hấp nhanh chóng.

Viêm thanh quản cấp có thể diễn tiến nặng trong vài giờ, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

4.4. Viêm màng não

Một trong những biến chứng nặng nề nhất của viêm đường hô hấp trên là viêm màng não, thường do vi khuẩn phế cầu hoặc Hib gây ra.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt cao liên tục, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

  • Nôn ói, đau đầu dữ dội.

  • Cổ cứng, co giật.

  • Trẻ lừ đừ, bỏ ăn, phản ứng kém.

Viêm màng não có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

5. Cách phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả

5.1. Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ


Viêm đường hô hấp trên ở trẻ.
Giữ vệ sinh nhà cửa giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ.
  • Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, đặc biệt giữ ấm cổ, ngực, chân tay vào mùa lạnh.

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh đột ngột.

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngăn ngừa lây nhiễm virus, vi khuẩn.

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

5.2. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng khỏe mạnh giúp trẻ chống lại virus, vi khuẩn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Cha mẹ nên:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn giàu vitamin A, C, D, kẽm giúp tăng cường miễn dịch.

  • Cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn.

  • Sử dụng sản phẩm tăng đề kháng: Gadopax Forte là sản phẩm giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm ốm vặt ở trẻ. Với thành phần chứa Beta-glucan, kẽm, vitamin C và D, Gadopax Forte giúp trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên, ít ốm bệnh hơn.

5.3. Tiêm phòng đầy đủ

  • Vắc xin cúm: Giúp giảm nguy cơ nhiễm virus cúm, một trong những tác nhân gây viêm đường hô hấp trên nặng.

  • Vắc xin phế cầu: Phòng ngừa viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu khuẩn.

  • Vắc xin Hib: Giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não và viêm phổi do Haemophilus influenzae type B.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp nhưng cha mẹ cần theo dõi sát để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Comments


Cảm ơn bạn đã gửi

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG

Liên hệ ngay hotline 1800 2828 32 hoặc để lại thông tin tại đây để được dược sĩ Gadopax liên hệ và tư vấn trực tiếp

MIỄN PHÍ
VẬN CHUYỂN

MUA CÀNG NHIỀU

QUÀ TẶNG CÀNG LỚN

298.000 VNĐ/ HỘP

Gadopax forte
bottom of page